Trang Chủ   Vn+ TiVi   Fanpage Twitter  Fanpage FaceBook
Loading
                                         

Bản Tin Câu Lạc Bộ Pa Tin Im-Pod                                                                          
Diễn đàn Vn+
Tiêu Điểm

Tình Yêu - Giới Tính

1001 Bí Ẩn

Tổng hợp phần mềm

Ebook

Thủ Thuật IT

Thủ Thuật Blog

Video Clip

Lạ & Fun


You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

El Kun

El Kun
Super Moderator
Super Moderator
Phân tích bài thơ Tràng Giang của Huy Cận

Nếu ai đã từng đọc thơ Huy Cận, ăn hẳn sẽ không thể không nhận ra rằng: Có những vần thơ của ông khiến ta buồn da diết buồn thắt ruột, nhưng cũng có những bài thơ mà ý vị của nó mang một cái buồn rất tinh tế!. Đọc “Tràng Giang” – là một hiện tượng như thế!. Đọc “Tràng Giang” thấy nó man mác, phảng phất nhạc điệu như bài Đăng Cao của Đỗ Phủ.
Vô Biên lạc mộc tiêu tiêu hạ
Bất tận trường giang cổn cổn lai
Ngàn cây là rụng xào xạc
Dòng sông dằng dặc sóng cuộc trôi
Quả đúng như vậy, Trong hồn thơ Huy Cận, trong cái tinh túy, sâu xa của Tràng Giang, chất cổ điển và hiện đại đan cài vào nhau như sự hòa nhập điên cuồng của phương Đông và phương Tây. Thật mới lạ! Thật độc đáo!
Ngay tiêu đề “Tràng Giang” cũng đã rất ngụ ý. Khong phải Trường Giang mà là Tràng Giang. Để không nhầm với con sông lẫn của Trung Quốc, hãy cũng là để biểu thị con sống “Tràng Giang” này không chỉ dài. Âm “a” có tính gợi hình rất tốt làm cho người đọc hình dung trước mắt không chỉ về chiều dài bất tận, mà còn cả chiều ruộng thành thanh, mở ra một khung cảnh mênh mông, vô bờ vô bến. “Tràng Giang” đón mừng trí tưởng tượng của bạn đón bước vào không gian bao la, hun hút ấy, thoáng cảm nhận và thoáng buồn.
Câu thơ đầu tiên đã nói ngay đến cái sự buồn. “Sóng gợn những đợi sóng nhỏ bé dập dềnh, nhấp nhô trên mặt sông nào có thấp tháp gì, quá yếu ớt, quá mong manh trước sự vì đại mặt sông “Tràng Giang”. Những đợt sóng lớp lớp, trùng trùng điệp điệp như đập vào bến bờ lòng người những nỗi buồn điệp điệp, êm dịu, man mác như thế.
Trên mặt sông rộng, dài ấy một con thuyền nhỏ bé xuôi mái chèo. “Thuyền” vốn là biểu tượng của một cuộc đời lạc lõng, cô đơn, bất định, một cảnh tượng gieo vào lòng chúng ta những tâm trạng đến khó hiểu, yên tĩnh, xa vời đến đau đớn.
Từ xưa tới nay, thuyền và nước luôn là những vật thể không thể nào tách rời, xa cách. Con thuyền kia không những xuôi mái, buông xuôi, phó mặc cho dòng nước, dòng đời, mà nó còn chia rẽ dòng nước ra làm hai, không bao giờ gặp nhau “Thuyền về - nước lại” – sự đi ngược đường, ngược quy luật kia có phải là sự thật chăng? Hai biểu tượng vốn gắn liền nay lại chia lìa, xa cách. Một nỗi cô đơn, chia xa giữa sự vật thực thể hay nó chỉ xảy ra trong con mắt, trong trái tim của thi sĩ buồn. Sự sầu muộn trong tâm tưởng của thi sĩ đã theo dòng nước kia chảy về muôn ngả, muôn dặm đường trường, chảy về một cõi hư vô, bao la và bất định.
Nói cái buồn của Huy Cận hàm chứa cả cái nhìn mới lạ, mới thật là đúng! Trong thơ ca cổ xưa, đặc biệt là thơ Đường, thi liệu được sử dụng thường là những sự thể thanh cao “tùng – trúc, cúc – mai”, nhưng Huy Cận để “mọt cành củi khô” làm hướng nhìn của chính mình không phải đoạn cây, một nhánh gỗ mà là “củi” một mảnh rơi gầy, khô xác của thân cây. Thi liệu giúp ý thơ trở nên gần gũi hơn, dân dã hơn, truyền đạt được sâu sắc hơn. Giữa dòng nước mênh manh, một cành củi trôi dạt không biết đi đâu, về đâu, bao giờ mới là bến tấp. Gợi lên số phận người con xa quê, lạc lõng, cô đơn, buồn tủi nơi đất khách, sứ người. Đọc những câu đầu tiên của “Tràng Giang” chúng ta đã thật sự rợn ngợp bởi nỗi buồn chia lẻ, một nỗi buồn đượm nhớ nhung da giết.
Trong những câu thơ tiếp theo, cái “buồn” trong ý thơ được nhận lên rất nhiều lần. Giữa khoảng sông nước mênh mông, nổi lên vài cồn cát nhỏ. Những cồn cát này được miêu tả bởi các tính từ “lơ thơ”, gió “đìu hiu”. Một cảnh tượng hoang vắng, lạnh lẽo đến rùng mình.
Hòa trong nhịp điệu hơi thở của gió, tác giả nghe đâu đây có tiếng “chợ chiều”. Là tiếng “thật hay là tác giả nghe trong tâm tưởng của mình. Ta đã từng đọc “Chạy giặc” tiếng chợ vẫn là âm hưởng mộng lung nhưng gợi lên mọt nét buồn tàn phai, héo úa. Tiếng “chợ vãn” thực ra quá xa vời, quá hư ảo, làm sao biết nó có thực sự hay không? Điều đó càng khiến con người ta quằn quặn trong lòng.
Ở đây không chỉ thuyền buồn, cành củi buồn mà cả sóng gợn, sông nước, gió mây đều buồn. Tất cả, tất cả nư bị cuộc sống bỏ quên, chúng xa vời nhau, tách biệt với nhau, không hứa hẹn gì về hội tụ, gặp gỡ mà chỉ là chia tan, xa vời. Đó là một thế giới không liên hệ, mọi vật tì vẫn có, nhưng không vật nào ý tìm nhau, đến với nhau, cần nhau.
Chẳng lẽ chừng ấy không thể để lại một dấu ấn gì đó sao?
Hai câu thơ cuối của khổ hai đã lại một lần nữa tô đậm thêm cái cảm giác lạc lõng, bơ vơ giữa dòng đời xuôi ngược “Nắng xuống trời lên”, không chỉ đơn giản gợi ra khung cảnh nắng chiều, mà bản thân lại hướng lên xuống như không ăn nhập với nhau, không thể hòa quện. “Sông dài – trời rộng” càng tăng thêm cái vắng vẻ của bến sông đó.


Nguồn HọcTròViệt.Net

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết

 

Legend :  [ Vn-plus Founder ] [ Administrator ] [ Super Moderator ] [ Moderator ] [ Member ] [ VIP member ] [ banned ]



Free Auto Backlink Exchange ServiceFree Backlink Exchange For SeoVietnam BacklinksTravel BacklinksFree BacklinksText Backlink ExchangesText Back Link ExchangeFlorists LinksOverShopping Link ExchangeFree Automatic LinkWeb Link Exchange - Linkcsere

    Diễn Đàn Vn-Plus.Org | Thống kê | Liên hệ | Báo cáo lạm dụng  | Bạn muốn quảng cáo | Lên Đầu Trang

    Powered by: PHPBB2. Copyright © 2011  Diễn Đàn Mở VN+
    Contact: Vn-plus Founder . Yahoo: Nobita_xuka_ccy. Địa chỉ: Từ Tây - Yên Phú - Yên Mỹ - Hưng Yên
    BQT không chịu trách nhiệm bất cứ nội dung nào của thành viên đăng tải

Liên Kết Vớivn+

Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất